Công dụng chữa bệnh tiểu đưòng của cây cỏ ngọt.
Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, Steviosid có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.
Qua nhiều lần thử nghiệm và nghiên cứu, cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh dẫn đến làm giảm đường huyết, được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
Cách sừ dụng cỏ ngọt điều trị bệnh tiểu đường : Cỏ ngọt bạn đem về rửa sạch phơi khô . Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.
Bạn có thể dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không hề lo lắng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa cỏ ngọt còn là một loại đường không năng lượng rất tốt cho cơ thể và còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét