Chữa đái dắt, tiểu dắt với mùng tơi
Mùng tơi là loại rau ăn hằng ngày rất quen thuộc với người Việt, tính mát thanh nhiệt có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Là loại rau xanh hàng ngày rất được ưa chuộng. Với phụ nữ khó sinh, trẻ mắc chứng táo bón đề có thể dùng rau mùng tơi rã nát lấy nước uống để điều trị.
Ngoài tác dụng làm loại rau ăn hằng ngày, mùng tơi còn có thể dùng chữa trị rất nhiều bệnh như: táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu nhiều , tiểu không thông, tiểu dắt… Với chứng tiểu dắt, đái dắt có thể chữa trị bằng cách:
- Rau mồng tơi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống chia làm nhiều lần uống hàng ngày có thể điều trị tình trạng đái dắt, đái không thông.
- Nếu kèm kheo hiện tượng đái buốt thì sau khi vắt lấy nước cho thêm ít nước sôi đẻ nguội cùng mấy hạt muối trước khi uống. Phần bã lấy đắp vào bụng dưới chỗ bàng quang.
Trong trường hợp mắc bệnh nhẹ bệnh mới hình thành thì dùng cách này rất hiệu nghiệm.
Chữa tiểu dắt với râu ngô và bông lá đề
Trong cách này sử dụng râu ngô, cây mã đề cùng với một số loại thảo dược khác tùy theo bài thuốc như:
- Bài 1: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
- Bài 2: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
- Bài 3: Râu ngô, bông lá đề và vài ngọn tre non đem rửa sạch sắc nước uống.
Râu ngô và bông mã đề là hai loại thực phẩm dễ kiếm, dễ bảo quản và sử dụng. Trong y học, râu ngô có vị ngọt, tính bình giúp lợi tiểu, lợi mật. Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh đái nhắt rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa tiểu dắt của Lương y Trịnh Văn Sỹ
Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, người bị tiểu rắt, tiểu buốt có hiện tượng tiểu ra máu có thể tham khảo một số cách chữa đi tiểu dắt sau:
- Chi tử, huyết dụ, lá tre, hoa hòe, rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.
- Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
- Kim tiền thảo, vỏ bí ngô, đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.
Dù sử dụng cách chữa bệnh đi đái dắt nào thì người bệnh cũng cần thực hiện việc kiêng các loại chất kích thích, chăm sóc và bảo vệ bộ phận sinh dục, hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh. Nếu sử dụng các cách trên để điều trị mà bệnh không có tiến triển tốt, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm để biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét