nguyên nhân và cách điều trị tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ.

Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ là hai tình trạng sức khỏe đường tiết niệu thường hay đi kèm với nhau và có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có một số lý do chung gây ra cả hai tình trạng này và cũng có những lý do riêng biệt của từng hiện tượng. Để điều trị tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu và xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn “nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới”.



Tiểu buốt tiểu rắt là gì?


Tiểu buốt, tiểu rắt gọi chung là chứng tiểu khó, đây là thuật ngữ y tế để chỉ trường hợp đau hoặc khó chịu khi đi tiểu. Xét riêng biệt, tiểu buốt được mô tả là một cảm giác nóng, rát, buốt khi đi tiểu, trong khi tiểu rắt được nhắc đến bằng triệu chứng đi tiểu nhiều lần, thường xuyên trên mức bình thường.

Một người bị tiểu buốt tiểu rắt là người có xuất hiện tập hợp các triệu chứng đi tiểu khó khăn bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ nhỏ giọt với lượng không nhiều và có cảm giác đau buốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đôi khi, tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như có thay đổi trong màu, mùi nước tiểu, thậm chí nước tiểu có kèm theo máu.


Các nguyên nhân gây ra tiểu buốt tiểu rắt


– Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng bàng quang) – bệnh đái dắt ở phụ nữ là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang). Viêm bàng quang là rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 20-50.

Nhiễm trùng thường bắt đầu khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ niệu đạo nơi nước tiểu thoát ra trong khi giao hợp tình dục. Vi khuẩn cũng có thể nhập vào niệu đạo ở phụ nữ và trẻ em gái khi sử dụng giấy vệ sinh (lau từ sau ra trước). Khi vi khuẩn xâm nhập niệu đạo của người phụ nữ, nó chỉ cần di chuyển một khoảng cách ngắn để đến bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận hoặc thận nhiễm trùng) – Thận thường bị nhiễm bệnh do vi khuẩn từ nhiễm trùng ở bàng quang đi đến thận. Nhiễm trùng thận thường xảy ra:

Phụ nữ mang thai, ở những người bị bệnh tiểu đường, ở những người có chức năng bàng quang bất thường, ở những người bị sỏi thận dai dẳng, ở những trẻ em có một bất thường gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược từ bàng quang ra thận hoặc tắc nghẽn do một bất thường của đường tiết niệu,…

– Viêm niệu đạo – Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Thường bị gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như chlamydia và bệnh lậu).

Viêm niệu đạo cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với một hóa chất kích thích (như thuốc sát trùng, bọt xà bông tắm hoặc một số chất diệt tinh trùng) hoặc bằng cách kích thích từ một tác nhân, chẳng hạn như một ống dẫn được đưa vào cơ thể để thoát nước tiểu.

Tiểu buốt tiểu rắt cũng có thể do uống các chất kích thích như rượu hay cà phê khi đói hoặc uống quá mức cần thiết

Nguyên nhân và Cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt


Điều trị đái buốt tiểu rắt ở phụ nữ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chính bởi vậy muốn điều trị đúng phương pháp mang lại hiệu quả cao người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh:

– Tiểu buốt, tiểu rắt do viêm bàng quang và viêm bể thận.

– Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt do viêm niệu đạo

– Tiểu buốt, tiểu rắt do viêm âm đạo.

Nếu đái buốt đái rắt ở phụ nữ gây ra bởi một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ điều trị bệnh đó để từ đó giảm triệu chứng đái buốt đái rắt.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi chị em gặp hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt không nên chủ quan xem nhẹ, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tránh trường hợp kéo dài bệnh vừa gây ảnh hưởng đến cuộc sống, vừa khiến các bệnh lý tiềm ẩn phát triển nặng thêm, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Sau khi điều trị triệt để nguyên nhân gốc rễ, nên dùng thêm Thận Khí Khang để giúp bồi bổ chức năng thận.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét